Liên kết website

Thống kê truy cập

Thông tin tuyên truyền

Triển khai Kế hoạch tiêm phòng đại trà đợt 2 năm 2021 cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã

27/05/2021 01:57 58 lượt xem

Tiêm phòng vắc-xin cho đàn gia súc, gia cầm vật nuôi là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả, đặc biệt là đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm để đảm bảo phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững và cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy, bà con nông dân cần quan tâm hơn nữa về tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm nhằm hạn chế thiệt hại trong chăn nuôi.

Triển khai Kế hoạch tiêm phòng đại trà đợt 2 năm 2021 cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã

 

Trước tình hình thời tiết diễn biến bất lợi, nắng nóng thất thường kết hợp mưa nhiều ngày, nhiệt độ thời tiết giảm, làm sức đề kháng vật nuôi giảm, mầm bệnh có điều kiện phát sinh nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh vẫn rất cao; mặt khác, chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn xã vẫn còn nhiều, nhận thức của người dân về chăn nuôi an toàn sinh học và chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm còn thấp.

Việc phòng bệnh trong chăn nuôi hiện nay là một khâu vô cùng quan trọng trong quy trình chăn nuôi, vì nếu xảy ra dịch bệnh thì thực phẩm chăn nuôi sẽ bị ngừng lưu hành, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Chính vì vậy, để bảo vệ an toàn cho đàn gia súc, gia cầm, người chăn nuôi cần thực hiện tốt công tác phòng bệnh bằng tiêm phòng vắc-xin sẽ mang lại nhiều lợi ích, giảm thiểu được những rủi ro về sau.

Trong những năm qua, xã Việt Hồng đã có nhiều nỗ lực chỉ đạo, giám sát về tiêm phòng vắc-xin cho đàn vật nuôi, thế nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan, tỉ lệ tiêm phòng hàng năm mới chỉ đạt khoảng 70% so với tổng đàn. Công tác tiêm phòng vắc-xin còn gặp nhiều khó khăn, một số thôn chưa chỉ đạo quyết liệt về tiêm phòng cho gia súc, gia cầm, một số bộ phận người dân nhận thức chưa đúng về tác dụng của tiêm phòng vắc-xin, vẫn còn quan niệm tiêm vắc-xin con vật nuôi sẽ bị gầy yếu, không đảm bảo sức kéo. Hơn nữa, chế độ phụ cấp hàng tháng cho đội ngũ cán bộ thú y viên cơ sở còn thấp, chưa đáp ứng với yêu cầu đặc thù công việc. Trong khi đây là lực lượng quan trọng trong phòng chống dịch bệnh ở cơ sở, đầu việc thì nhiều: từ thống kê, theo dõi đàn vật nuôi, tiêm phòng, giám sát dịch bệnh, phun thuốc khử trùng tiêu độc đến tuyên truyền vận động các hộ gia đình thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn theo pháp lệnh thú y.

Để tiêm phòng các loại vắc-xin an toàn, hiệu quả, các chuyên gia của ngành Chăn nuôi và Thú y khuyến cáo: Cần tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm đúng định kỳ, liều lượng mới phòng được dịch bệnh; tăng cường chăm sóc, theo dõi đàn vật nuôi sau tiêm phòng để hạn chế  trường hợp phản ứng sau tiêm và nâng cao khả năng đáp ứng miễn dịch của con vật. Do vậy, sau tiêm phòng, người chăn nuôi cần để con vật nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng phù hợp, nhất là đối với trâu, bò không nên đưa đi cày kéo ngay mà cần bổ sung thức ăn cho gia súc. Đồng thời, cần có biện pháp xử lý một số trường hợp tiêm vắc-xin, đặc biệt là đối với trâu bò như: Trường hợp bị phản ứng tại chỗ như sưng, nóng, đau... thì sau một thời gian phản ứng này sẽ mất, nếu vị trí tiêm bị nhiễm trùng, gây áp-xe thì điều trị bằng kháng sinh. Trong trường hợp tiêm vắc-xin có thể gây phản ứng dị ứng vật nuôi sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp, nổi mẫn trên da, nếu phản ứng nhẹ thì sau một thời gian sẽ khỏi, nếu bị phản ứng nặng sẽ gây nguy hiểm cho con vật. Đối với các trường hợp này cần báo ngay cho cán bộ thú y để kịp thời can thiệp.

 


Tin khác