Liên kết website

Thống kê truy cập

Phong trào TDKXDĐSVH

Đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

18/04/2019 00:00 49 lượt xem

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là cuộc vận động lớn mang tính toàn dân, toàn diện, với mục đích nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân trong quan hệ với gia đình và cộng đồng, môi trường tự nhiên và xã hội, theo những tiêu chí hướng tới nâng cao chất lượng sống cho người dân cả về vật chất lẫn tinh thần.

         

        Phát động phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa là một trong 4 nhóm giải pháp lớn nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhóm giải pháp này xếp ở vị trí đầu tiên, có tính đột phá, huy động sức mạnh toàn dân, toàn diện cho xây dựng văn hóa, có ý nghĩa xã hội sâu sắc, tính chiến lược lâu dài, thể hiện quan điểm của Đảng ta coi xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo. Tiếp đó, Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn dân cư, các cơ quan, đơn vị, đoàn kết, dân chủ, văn minh, đạt chuẩn thực chất về văn hóa; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ, văn minh, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động văn hóa, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". 

       Nghị quyết của Đảng yêu cầu các cấp ủy huy động mọi lực lượng nhân dân và cả hệ thống chính trị từ trên xuống, từ trong Đảng, cơ quan nhà nước, các đoàn thể ra ngoài xã hội tích cực tham gia. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" phải tạo sự chuyển biến về nhận thức trong cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, các ngành, từ trong các cơ quan nhà nước đến ngoài xã hội, trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của văn hoá và nhân tố con người đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phối hợp và đẩy mạnh các phong trào quần chúng hiện có trong phong trào chung Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, đồng thời, lồng ghép bổ sung nội dung văn hoá vào các phong trào hiện có của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương. Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, bảo tồn có chọn lọc những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc; loại bỏ dần những cái lỗi thời, lạc hậu, hình thành dần những tập quán mới văn minh, sống và làm việc theo pháp luật. Xây dựng và phấn đấu theo các chỉ tiêu, quy chế, quy tắc về nếp sống văn hoá. Huy động nguồn lực của toàn xã hội tham gia các hoạt động sáng tạo và xây dựng đời sống văn hoá, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hoá phát triển, nâng cao dần mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 

       Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa là tư tưởng bắt nguồn từ truyền thống đoàn kết cộng đồng của dân tộc, từ tư tưởng đoàn kết toàn dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là sự kế thừa những kết quả của Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động và được nâng lên với nội dung và tầm cao mới.

       Nội dung cơ bản của phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" được thể hiện ở các hoạt động chủ yếu: Phát triển kinh tế, giúp nhau làm giầu chính đáng, xoá đói giảm nghèo; Xây dựng tư tưởng chính trị lành mạnh; Xây dựng nếp sống văn minh, kỷ cương xã hội, sống và làm việc theo pháp luật; Xây dựng môi trường văn hoá sạch - đẹp - an toàn; Xây dựng các thiết chế văn hoá - thể thao và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá - thể thao cơ sở.

       Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thời gian qua đã thực sự đi vào cuộc sống, lan tỏa vào từng lĩnh vực trong xã hội, khơi dậy tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu hợp pháp, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thông qua các nội dung hoạt động của phong trào, người dân và các tổ chức đã phát huy truyền thống tương thân, tương ái, đẩy mạnh hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, thăm hỏi, động viên, thể hiện lòng biết ơn đối với người có công với đất nước. Phong trào đã góp phần gắn kết người dân nêu cao ý thức trách nhiệm, tích cực hưởng ứng tham gia xây dựng nông thôn mới, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biển đảo, thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở. Nhiều nội dung phong trào đã được triển khai sâu rộng, được các cấp, các ngành vận dụng sáng tạo, người dân tự giác thực hiện nghiêm túc.

        Nhiều nội dung hoạt động của phong trào được lồng ghép, phối kết hợp với các phong trào thi đua khác để triển khai sâu rộng trong xã hội như xây dựng nông thôn mới,  giảm nghèo bền vững...; Tập trung vào quy trình bình xét các danh hiệu văn hóa, bảo đảm việc bình xét công khai, dân chủ, nâng cao trách nhiệm của ban công tác mặt trận, trưởng thôn; công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của phong trào được Ban Chỉ đạo  Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Ban Chỉ đạo xã đã thực hiện nghiêm túc... từng bước đưa các hoạt động của phong trào có tác động tích cực, trên nhiều mặt của đời sống văn hóa - xã hội. 

        Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với phong trào xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới. Thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức tổ chức hoạt động truyền thông gắn với triển khai thực hiện phong trào, nhất là gương các điển hình tiên tiến trong phong trào xây dựng "Gia đình văn hóa", "Làng văn hóa"... Đồng thời, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp, ngành, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hỗ trợ cho các hoạt động của phong trào.

       Xây dựng và hoàn thiện quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”; trong đó làm rõ các tiêu chí, tiêu chuẩn bình xét, bảo đảm dễ nhớ, dễ thực hiện, bao trùm được tất cả các giá trị cốt lõi của văn hóa và phù hợp với điều kiện thực tiễn ở từng địa phương; rà soát lại các phong trào, cuộc vận động có nội dung hoạt động liên quan đến xây dựng đời sống văn hoá, làm rõ đặc thù của từng phong trào, cuộc vận động để làm cơ sở định hướng hoạt động của Ban Chỉ đạo trong thời gian tới theo mô hình Ban Chỉ đạo tổng hợp; nghiên cứu cơ chế đưa các nội dung bảo tồn văn hoá, văn nghệ dân gian vào các hoạt động để đẩy mạnh công tác truyền thông về phong trào.

 


Tin khác